TRẬN THỦY CHIẾN VANG DỘI VÙNG ĐÔNG NAM Á

Ai đánh bại tàu chiến phương Tây ngay từ thế kỷ 17, tạo nên một bất ngờ lớn trong lịch sử châu Á? Công trạng to lớn ấy thuộc về Chúa Nguyễn của Đàng Trong.
… Vào năm 1642, Hòa Lan đưa 5 tàu chiến dưới sự chỉ huy của Van Liesvelt thẳng tiến đến Đà Nẵng. Cuộc chiến diễn ra cả trên biển lẫn trên bộ, Van Liesvelt cùng nhiều binh sĩ bị tử trận.
Năm sau, 1643, Hòa Lan tiếp tục đưa tàu chiến để tấn công Đàng Trong. Lần này, tàu chiến của Hòa Lan được trang bị trọng pháo tối tân lúc bấy giờ, từng chinh phục Nam Dương (Indonesia), dương dương tự đắc. Nào dè, binh đội của Đàng Trong dùng nhiều chiến thuyền nhỏ áp sát vào đội tàu Hòa Lan khiến cho thuyền trưởng Pieter Baeck quýnh quáng. Đội tàu Hòa Lan vỡ trận, Pieter Baeck tử trận.
Sự kiện tàu chiến phương Tây, vào thế kỷ 17, bị một xứ sở ở châu Á đánh bại được xem là một bất ngờ lớn trong lịch sử!
Cớ gì Hòa Lan tấn công Đàng Trong? Sự thực được tiết lộ, trong biên khảo “Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 & 18” của tiến sĩ Li Tana, như sau:
Chúa Trịnh Tráng ở Thăng Long nhận thấy Đàng Trong học hỏi được kỹ thuật đúc đại bác từ Bồ Đào Nha, uy lực rất mạnh, thành thử chúa Trịnh cũng muốn có được võ khí phương Tây từ người Hòa Lan. Nhà sử học Li Tana đã tìm được bức thư chúa Trịnh Tráng gửi cho Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hòa Lan (”) vào năm 1637, xin cầu viện với mục tiêu đánh chiếm Đàng Trong, trong
đó có đoạn:
“Các ông có thể cho chúng tôi 2 hoặc 3 chiếc tàu, hoặc 200 linh thiện xạ… Thêm vào đó, xin gởi cho chúng tôi 50 chiến thuyền cùng với số lính tuyển chọn và những khẩu súng mạnh, và chúng tôi sẽ gửi một số lính tin cậy đến hướng dẫn các chiến thuyền của các ông tới Quảng Nam. Đồng thời đạo quân của chúng tôi sẽ tấn công Thuận Hóa… Sau khi chiến thắng chúng tôi sẽ ban tặng cho binh lính các ông 20.000 tới 30.000 lạng bạc. Về phần các ông, chúng tôi sẽ trao xứ Quảng Nam cho các ông cai trị”.
Sau mật ước năm 1637, Hòa Lan đã đưa tàu chiến thẳng tiến đến Đà Nẵng. Cuộc chiến xảy ra vào năm 1642, với kết quả Hòa Lan thua trận.
Quyết rửa nhục, Hòa Lan tiếp tục mở cuộc thủy chiến vào năm sau, 1643. Theo kế hoạch kêu bằng là “nội công, ngoại kích”: chúa Trịnh sẽ cử quân đánh đường bộ còn Hòa Lan dùng thủy binh từ ngoài đánh vào.
Sách Đại Nam thực lục ghi chép như sau:
“Bấy giờ, giặc Ô Lan (tức Hòa Lan) đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa Nguyễn (12) đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử (tức Nguyễn Phước Tần) tự đốc suất đội chiến thuyền của mình tiến thẳng ra biển …”
Đội chiến thuyền Đàng Trong gồm 50 chiếc dàn thế trận, nhưng Hòa Lan cũng không quá lo lắng vì tàu chiến của họ rất mạnh và hiện đại, được trang bị trọng pháo, đã chinh phục được Batavia và vùng quần đảo Indonesia.
Thế tử Nguyễn Phước Tần lệnh cho các chiến thuyền bao vây tàu chiến Hòa Lan. Các tàu Hòa Lan trút hỏa lực tối đa. Một số thuyền bị trúng đạn, trong khi những chiến thuyền khác vẫn sáp lại gần tàu Hòa Lan. Nhờ nhỏ nhẹ nên chiến thuyền của Đàng Trong tiến rất nhanh.
Thấy tình thế nguy ngập, một tàu Hòa Lan tìm cách tháo chạy, một tàu khác lúng túng va vào đá khiến cả tàu và người chìm xuống biển. Tàu lớn nhứt không chạy kịp, ở lại chống cự quyết liệt, quân của chúa Nguyễn áp sát tràn lên tàu. Tuyệt vọng, thuyền trưởng Pieter Baeck cho nổ kho thuốc súng trên tàu, tử trận cùng quân sĩ.
Sự kiện “tàu chiến hiện đại phương Tây bị một nước phương Đông đánh bại” được xem là một bất ngờ khiến giới sử học phương Tây quan tâm và đi vào nghiên cứu. Tiến sĩ Li Tana viết: “Trong cả hai trận chiến (1642 và 1643), các cuộc tấn công bất ngờ của họ Nguyễn đã đặt người Hòa Lan vào thế thủ ngay từ giây phút đầu. Họ Nguyễn đã chuẩn bị kỹ lưỡng vì đã nhận được báo cáo từ một đội đặc biệt gọi là tuần hải, thêm vào là các trạm gác dọc bờ biển …”.
2- Quảng Nam bấy giờ thuộc thẩm quyền cai quản của triều đình Đàng Trong, vậy đâu thuộc thẩm quyền của triều đình Đàng Ngoài mà Thăng Long có quyền ký giấy nhượng đất? Mật ước của chúa Trịnh, do vậy, không có giá trị chớ còn gì nữa!
Tưởng vậy là tưởng bở rồi, bởi vì văn thư nhượng đất có hiệu lực ràng buộc phải thi hành, nếu chúa Trịnh sau đó trở thành chủ nhân của Đàng Trong.
Mật ước của Trịnh Tráng cho thấy sự toa rập với ngoại bang tới mức sẵn sàng nhượng một phần lãnh thổ. Sau này, thời vua Lê Chiêu Thống ở Thăng Long cũng toa rập với ngoại bang (nhà Thanh phương Bắc) nhằm duy trì quyền lực, nhưng đã bị Nguyễn Huệ cử binh từ Đàng Trong ra đánh không còn manh giáp.
3 – Từ đời chúa Nguyễn thứ 2, chúa Nguyễn Phước Nguyên, đã chủ trương mở cửa, nói theo ngôn ngữ đời nay, là “hội nhập thế giới”. Chúa Nguyễn cho mở thương cảng Hội An, nổi tiếng sầm uất của cả khu vực Đông Nam Á, rộng hơn là Đông Á. Giới thương nhân Nhựt Bổn, thương nhân một số nước phương Tây đến làm ăn buôn bán với Đàng Trong.
Việc mở cửa đã giúp cho chúa Nguyễn tiếp cận thành tựu tiên tiến lúc bấy giờ, trong đó có quân sự. Một nhân vật được ghi lại trong sử là Jean De La Croix, người Bồ Đào Nha, giúp Chúa Nguyễn mở lò đúc đại bác.
Quân lực của Đàng Trong thời đó hùng mạnh đến mức giúp cho triều đại Oudong (bên xứ sở Chùa Tháp) nhiều lần đánh bại quân Xiêm La (Thái Lan). Giới cầm quyền Oudong tạo thuận lợi cho lưu dân người Việt khai khẩn vùng Thủy Chân Lạp là vì vậy.
Nói về Đàng Trong, “đây không đơn thuần là một sự mở rộng lãnh thổ về phương Nam của người Việt, mà đúng hơn, một xã hội mới đã phát triển với một nền tảng văn hóa và bối cảnh kinh tế, chánh trị đã thay đổi khác đi” (Tiến sĩ Li Tana).
———————
11. Công ty Đông An Hòa Lan là công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới, là mô hình công ty đầy quyền lực, sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của chánh phủ như phát động chiến tranh, thay mặt trong các đàm phán hiệp ước, thành lập thuộc địa v.V…
12. Chúa Nguyễn Phước Lan, gọi là “Thượng vương, là đời chúa thứ 3. Thế tử Nguyễn Phước Tần nối tiếp, trở thành đời chúa thứ 4, gọi là “Hiền vương”.

Bài viết liên quan

Họ Hoàng- Huỳnh(黃) Họ Hoàng (tên gọi được ghép bằng bốn chữ: Nhất, Bát, Thảo, Điền đem sắp xếp gọn lại mà thành 一入廿田。黃). Họ Hoàng là dòng họ lâu đời nhất của Trung Quốc, có từ thuở hồng hoang. Do loạn phương bắc, dòng họ di chuyển đến tập trung ở nam sông Dương […]

QUẬN CÔNG HOÀNG NGŨ PHÚC.

Quận Công Hoàng Ngũ Phúc: vị lão tướng – hoạn quan – đã từng đánh bại cả chúa Nguyễn và Tây Sơn ở tuổi 63 Hoàng Ngũ Phúc (Hoàng Đình Việp) sinh năm 1713. Ông có nhiều công lao nên được triều đình Lê – Trịnh (thế kỷ XVIII) rất trọng dụng. Cuộc đời, sự […]

LÃO TƯỚNG ĐINH LIỆT.

Lão tướng Đinh Liệt: công thần phò tá 4 đời vua Lê, 70 tuổi vẫn cầm quân đại phá Chăm Pa Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, ông từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh […]

Thư mời tài trợ …!

THƯ MỜI TÀI TRỢ – KGB GOLF GROUP – MÙA GIẢI KGB TOURNAMENT 2023-2024 Kính gửi : Quý Đối Tác ! Lời đầu tiên, xin phép cho tôi được thay mặt hơn 2000 golfer thành viên của KGB Golf Group xin gửi tới quý đối tác lời chào, lời cảm ơn sâu sắc vì đã luôn […]

SỬ SÁCH TRUNG QUỐC ĐÃ KHIẾP SỢ NHƯ THẾ NÀO KHI NHẮC VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ NƯỚC VIỆT

Dẫu là phận nữ nhi nhưng khi phất cao cờ nghĩa chống lại sự đô hộ hà khắc của các chế độ phong kiến Phương Bắc thì họ luôn được các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Những cuộc khởi nghĩa của các vị tuy nhanh chóng bị dập tắt nhưng đã khiến cho những […]