Thị trường logistics thương mại điện tử sẽ tăng 7,9%

Thị trường này trong năm 2022 giảm 5% nhưng dự kiến ​​tăng trưởng ở mức 7,9% vào năm 2023, theo công ty tư vấn nghiên cứu thị trường Ti Insight.

Trong nghiên cứu này, khu vực Bắc Mỹ vượt châu Á – Thái Bình Dương sẽ trở thành thị trường logistics thương mại điện tử lớn nhất. Hơn 1,8 triệu địa điểm pudo (lấy và thả hàng) trên toàn cầu, trong đó 1,2 triệu là cửa hàng bưu kiện. Bên cạnh đó, Ti Insight cho rằng các công ty khởi nghiệp logistics thương mại điện tử sẽ được ít tài trợ hơn vào năm 2022, trong bối cảnh kinh tế suy thoái.

Logistics đang được hưởng lợi từ hoạt động thương mại điện tử. Ảnh: Logistics Manager

Logistics đang được hưởng lợi từ hoạt động thương mại điện tử. Ảnh: Logistics Manager

Dữ liệu của Ti tiết lộ thị trường logistics thương mại điện tử bị thu hẹp vào năm 2022 do nhu cầu tiêu dùng chậm lại, cũng như ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine. Lạm phát, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và người tiêu dùng hạn chế chi tiêu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Tuy nhiên, điều này không khiến thương mại điện tử mất đà tăng trưởng. Hành vi mua hàng và thị trường vẫn quy mô hơn trước đại dịch. Báo cáo từ Ti Insight cho thấy, thị trường sẽ tăng trưởng theo đà thương mại điện tử trong dài hạn.

“Thị trường logistics thương mại điện tử đã tăng trưởng đột biến trong thời gian phong tỏa vì Covid-19. Do đó, những con số này nên được xem là sự tái cân bằng nhu cầu, trái ngược những gì tiêu cực”, Biên tập viên cao cấp Paul Chapman của Ti, cho biết.

Cũng theo nhiều đánh giá, thị trường logistics thương mại điện tử đã đi trước so với năm 2019 theo một số biện pháp. Doanh số thương mại điện tử, các động lực chính… vẫn cao hơn mức trước đại dịch. Điều này do hành vi mua hàng trong đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến lựa chọn chi tiêu của người tiêu dùng. Khối lượng thương mại điện tử sau đó tăng nhanh chóng, bất chấp thị trường toàn cầu chậm lại và xung đột ở châu Âu.

Báo cáo logistics thương mại điện tử toàn cầu được viết bởi các nhà nghiên cứu, nhà phân tích và cộng sự trong ngành. Đây một trong số các báo cáo được Ti Insight xuất bản hàng năm, sử dụng dữ liệu từ cổng thông tin GSCI – một nguồn dữ liệu với hơn 1 triệu mẩu dữ liệu và phân tích.

Báo cáo này còn phân tích sâu các xu hướng cốt lõi ảnh hưởng đến thị trường như doanh số bán lẻ thương mại điện tử, M&A, tăng trưởng mạng lưới pudo và sự phát triển của các công ty khởi nghiệp logistics thương mại điện tử.

Thanh Thư (theo Ti Inight)

Bài viết liên quan

Thư mời tài trợ …!

THƯ MỜI TÀI TRỢ – KGB GOLF GROUP – MÙA GIẢI KGB TOURNAMENT 2023-2024 Kính gửi : Quý Đối Tác ! Lời đầu tiên, xin phép cho tôi được thay mặt hơn 2000 golfer thành viên của KGB Golf Group xin gửi tới quý đối tác lời chào, lời cảm ơn sâu sắc vì đã luôn […]

Kiến nghị chưa xử phạt phương tiện quá hạn đăng kiểm

Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho phép chưa xử phạt phương tiện quá hạn đăng kiểm, để người dân tiếp tục đi kiểm định trong 15 ngày. Đây là một trong số giải pháp Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ để giảm ùn tắc tại các trung tâm đăng […]

Thủ tướng: Tạo điều kiện để phụ nữ khởi nghiệp

Các cơ quan tạo điều kiện phát huy vai trò của nữ trí thức, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Thủ tướng yêu cầu. Chiều 7/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp đại diện nữ lãnh đạo, quản lý các cơ quan trung ương […]

Xây dựng chương trình quốc gia chấn hưng văn hóa

Chương trình tổng thể quốc gia phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2030 đặt mục tiêu chấn hưng, thúc đẩy văn hóa thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội. Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và một số bộ, ngành, chuyên gia hôm 22/2, Bộ trưởng […]

Tân Chủ tịch nước: Lấy lợi ích hợp pháp của dân là mục tiêu các quyết sách

Ông Võ Văn Thưởng cho biết sẽ quán triệt sâu sắc quan điểm dân là gốc, lấy lợi ích hợp pháp của nhân dân là điểm xuất phát, mục tiêu quan trọng của các quyết sách. Sáng 2/3, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước […]