NGUỒN GỐC CỦA CÂU “NỢ NHƯ CHÚA CHỔM”

Lê Trang Tông (1514-1548) là vua đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng. Vị vua này được nhân dân “ưu ái” gọi là “chúa Chổm” – cái tên gợi lên sự nghèo hèn, nợ nần, túng thiếu. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Lê Trang Tông tên thật là Lê Duy Ninh. Sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung cuớp ngôi, vua cha và nhiều tôn thất bị giết hại, Lê Duy Ninh may mắn thoát nạn nhờ được đại thần Lê Quán đưa đi trốn sang đấi Ai Lao (Lào ngày nay). Đến năm 1532, Lê Duy Ninh được cựu thần Nguyễn Kim đưa lên làm vua, khôi phục nhà Hậu Lê.
Theo truyền thuyết dân gian, chúa Chổm là nhân vật có thật trong lịch sử, tên là Lê Duy Ninh, hay Lê Trang Tông sau này, vị vua đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng.
Vào đầu thế kỷ 16, Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung, cướp ngôi, trước khi qua đời, ông đã kịp để lại giọt máu hoàng tộc với 1 người phụ nữ troNg dân gian, đồng thời để lại tín vật cho cô gái đó rồi căn dặn sau này nhớ dặn con phục thù cho cha, khôi phục lại nhà họ Lê. Chín tháng sau, người phụ nữ ấy sinh ra 1 đứa con trai mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Chổm. Chổm lớn lên thông minh, sáng dạ song cũng vô cùng nghịch ngợm và phàm ăn.
Do nhà nghèo, Chổm lại thích ăn quà vặt, cậu ta la cà khắp các quán xá để thưởng thức các món ngon vật lạ trong thiên hạ, rồi hứa mai nay khấm khá sẽ trả lại cả vốn lẫn lãi. Kỳ lạ là, cứ quán xá nào được Chổm mua chịu thì bán hàng đắt như tôm tươi, những quá hàng ngay cạnh bên không được Chổm ăn chịu thì chịu cảnh ế chổng ế trơ. Thấy vậy, quán nào cũng muốn mới cậu vào ăn để lấy vía tốt, bán được hàng, dù không lấy tiền cũng được! Từ đó, Chổm ăn uống thoải mái hơn và cũng có lời hứa khi nào ăn nên làm ra nhất định sẽ trả lại các món nợ này.
Mai này, danh tướng nhà Lê là Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, bỗng tìm được tín vật, dòng dõi của vua, nên đã đưa Chổm lên ngôi, cùng diệt Mạc, khôi phục triều cũ. Sau thắng lợi, Chổm trở lại kinh thành, trên đường có đi qua chốn cũ từng sinh sống năm xưa. Những bà con nơi đây, năm xưa từng bán chịu cho Chổm nhận ra người quen, dù không biết chuyện gì nhưng thấy ngồi xe giá, đoán là đã giàu có nên đều chạy ra, chỉ vào Chổm mà đòi những món nợ cũ.
Lúc này Chổm không thể nhớ được đã nợ những ai cũng như nợ bao nhiêu tiền cho nên cho rải bạc xuống đường để trả nợ, đồng thời truyền chỉ miễn thuế 1 năm cho dân chúng cả làng để trừ đi số nợ năm xưa!
Ngoài ra, triều đình cũng ra lệnh cấm được chỉ tay đòi nợ cho nên sau này có con đường nhỏ ở Thăng Long mang tên Cấm Chỉ.
Dù khá li kỳ, câu chuyện trên vẫn mang những sắc thái dân gian, được lưu truyền qua miệng chứ chưa có tài liệu thực sự chính xác trên văn bản.
Nguồn: Đại Việt Kỳ Nhân

Bài viết liên quan

Họ Hoàng- Huỳnh(黃) Họ Hoàng (tên gọi được ghép bằng bốn chữ: Nhất, Bát, Thảo, Điền đem sắp xếp gọn lại mà thành 一入廿田。黃). Họ Hoàng là dòng họ lâu đời nhất của Trung Quốc, có từ thuở hồng hoang. Do loạn phương bắc, dòng họ di chuyển đến tập trung ở nam sông Dương […]

QUẬN CÔNG HOÀNG NGŨ PHÚC.

Quận Công Hoàng Ngũ Phúc: vị lão tướng – hoạn quan – đã từng đánh bại cả chúa Nguyễn và Tây Sơn ở tuổi 63 Hoàng Ngũ Phúc (Hoàng Đình Việp) sinh năm 1713. Ông có nhiều công lao nên được triều đình Lê – Trịnh (thế kỷ XVIII) rất trọng dụng. Cuộc đời, sự […]

LÃO TƯỚNG ĐINH LIỆT.

Lão tướng Đinh Liệt: công thần phò tá 4 đời vua Lê, 70 tuổi vẫn cầm quân đại phá Chăm Pa Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, ông từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh […]

Thư mời tài trợ …!

THƯ MỜI TÀI TRỢ – KGB GOLF GROUP – MÙA GIẢI KGB TOURNAMENT 2023-2024 Kính gửi : Quý Đối Tác ! Lời đầu tiên, xin phép cho tôi được thay mặt hơn 2000 golfer thành viên của KGB Golf Group xin gửi tới quý đối tác lời chào, lời cảm ơn sâu sắc vì đã luôn […]

SỬ SÁCH TRUNG QUỐC ĐÃ KHIẾP SỢ NHƯ THẾ NÀO KHI NHẮC VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ NƯỚC VIỆT

Dẫu là phận nữ nhi nhưng khi phất cao cờ nghĩa chống lại sự đô hộ hà khắc của các chế độ phong kiến Phương Bắc thì họ luôn được các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Những cuộc khởi nghĩa của các vị tuy nhanh chóng bị dập tắt nhưng đã khiến cho những […]