ĐÀO DUY TỪ – Quốc Phụ xứ Đàng Trong.

Lộc khê hầu Đào Duy Từ (1572- 1634) sanh ra ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia), Thanh Hoá, cha là Đào Tá Hán, mẹ là người họ Nguyễn.
Lịch sử Việt Nam vinh danh ông,nhứt là người Miền Nam ca ngợi ông, ông là quốc phụ của nước Đàng Trong. Vì đất Đàng Ngoài không phải là đất dung thân của kẻ hiền tài nên ông đã vào Nam tìm cái mới. Không ai rõ ngày tháng nào,chỉ biết trong một đêm mưa gió tối trời năm 1627 ,Đào Duy Từ đã ôm bè chuối vượt qua sông Gianh lạnh lẽo vào Đàng Trong, ông quyết chí vào Nam.
Chỉ biết lúc đó Đào Duy Từ đã trung niên, đã 55 tuổi đời ,trước tiên ông làm nghề …chăn trâu ,sau đó mới gặp chúa Nguyễn,và ông làm quan cho chúa Nguyễn có 8 năm thì mất lúc 62 tuổi vào năm 1634
Đào Duy Từ đã gặp Sãi Vương Nguyễn Phước Nguyên và đưa ra sách lược giúp chúa trong 5 mục sau :
1. Phải diệt họ Trịnh ,tiến ra Bắc thống nhất san hà.Tức là nhứt định bắc tiến để đem lại cái mới cho xã tắc.
2. Phải đánh chiếm Chiêm Thành để mở mang bờ cõi về hướng
Nam, làm thành một nước rộng lớn hơn Đàng Ngoài của chúa Trịnh.
3. Phải chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang để sản xuất nông nghiệp. Trước là có nhiều thóc gạo làm lương thực, sau là có nhiều người để tăng quân số.
4.Chuyện nội trị
-Về cai trị, chọn người tài giỏi có công tâm không kể thân sơ ra giúp nước, còn những kẻ tham nhũng thì trừng phạt và thải hồi.
-Về dân sanh, giảm bớt sưu thuế cho dân đỡ khổ, nâng cao đời sống của dân, giúp đỡ họ làm ăn cày cấy, buôn bán.
-Về giáo dục, mở ra nhiều trường học, ra lệnh cho mọi người đều phải đi học, dân có biết chữ mới biết yêu nước thiết tha. Như thế dân không bị áp bức, lại được sống sung túc thì bao giờ cũng tận tâm phò chúa.
5.Xây dựng quân đội hùng cường, muốn quân đội hùng hậu phải mộ thêm lính, xây đắp đồn lũy, huấn luyện cho quân lính có tinh thần, có kỷ luật.
Đào Duy Từ là cha đẻ hệ thống lũy phòng thủ cho nước Đàng Trong chia đôi đất nước tạo ra một quốc gia Đàng Trong riêng biệt
Năm 1630, Đào Duy Từ tham mưu cho Chúa việc đắp lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.Lũy dài 10 km từ núi Trường Dục đến phá Hạc Hải nhằm ngăn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật Lệ vào đánh xứ Đàng Trong. Đào Duy Từ tâu rằng:
“Nay dựng nghiệp bá vương, cốt phải vẹn toàn. Người xưa nói không nhọc một lần thì không rảnh được lâu, không tốn công một lần thì không được yên mãi. Tôi xin lấy dân và quân hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam đắp lũy đài, trên từ núi Trường Dục đến bãi cát Hạc Hải, nhân thế đặt lũy hiểm cho vững việc phòng bị ngoại niên, quân giặc dẫu đến cũng không làm gì được”
Năm 1631 Đào Duy Từ lại cố vấn chúa Nguyễn lại cho đắp một luỹ kiên cố hơn, dài 18km bắt đầu từ núi Đâu Mâu qua cửa biển Nhật Lệ, rồi men theo sông Lệ Kỳ và sông Nhật Lệ tiến lên phía Đông Bắc đến làng Đông Hải.Lũy dài hơn 200 trượng -12 km (tục gọi là lũy Thầy) .
Lũy Thầy mà Thầy là tiếng dân Đàng Trong yêu mến gọi Đào Duy Từ. Lũy Thầy còn có danh là “Định Bắc trường thành”. Nhờ có hai luỹ trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài.
Tháng 9 năm 1630 theo đề nghị của Đào Duy Từ, Chúa Nguyễn Phước Nguyên cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố Chánh và chiếm được châu này ,chánh thức rời biên giới Đàng Ngoài –Đàng Trong từ Nhật Lệ ra Sông Gianh.
Cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn đã khởi kéo dài 45 năm (1627 -1672) với 7 lần đại chiến thì duy nhứt có một lần chúa Nguyễn chủ động kéo quân tấn công qua bắc sông Gianh.
Năm 1655 quân Đàng Trong chiếm 7 huyện Nghệ An của Đàng Ngoài ,chiếm giữ 7 huyện ở Nghệ An trong 5 năm (1655-1660) và đánh lui 6 đợt tấn công của chúa Trịnh.
Cuộc chiến thứ bảy 1672 ở chiến trường Đàng Trong khi TrỊnh Căn muốn diệt họ Nguyễn đem đại quân tấn công phá hủy vài đoạn lũy Trấn Ninh song không vào nam được, lão tướng Nguyễn Hữu Dật đã anh dũng giữ vững phòng lũy này. Nói chung quốc phụ Đào Duy Từ chỉ làm quan với chúa Nguyễn có 8 năm. Nhưng trong 8 năm đó, ông đã xây dựng cho chúa Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc và một quân đội hùng mạnh.
Bộ binh thư của Đào Duy Từ viết có tên “Hổ trướng khu cơ” là binh pháp của quân đội Đàng Trong và binh lực Việt Nam Cộng Hòa sau này. Trong đoạn đề tựa Đào Duy Từ đã viết rằng:
“Người xưa có nói rằng :
– Nếu dùng chiến tranh để ngăn ngừa chiến tranh dầu phải đánh nhau, việc ấy cũng nên làm.
– Nếu giết người để yên người, dầu phải giết người, việc ấy cũng nên làm”
Có thể nói Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ là một người có công rất lớn với Đàng Trong và Miền Nam.
Nguyễn Gia Việt.

Bài viết liên quan

Họ Hoàng- Huỳnh(黃) Họ Hoàng (tên gọi được ghép bằng bốn chữ: Nhất, Bát, Thảo, Điền đem sắp xếp gọn lại mà thành 一入廿田。黃). Họ Hoàng là dòng họ lâu đời nhất của Trung Quốc, có từ thuở hồng hoang. Do loạn phương bắc, dòng họ di chuyển đến tập trung ở nam sông Dương […]

QUẬN CÔNG HOÀNG NGŨ PHÚC.

Quận Công Hoàng Ngũ Phúc: vị lão tướng – hoạn quan – đã từng đánh bại cả chúa Nguyễn và Tây Sơn ở tuổi 63 Hoàng Ngũ Phúc (Hoàng Đình Việp) sinh năm 1713. Ông có nhiều công lao nên được triều đình Lê – Trịnh (thế kỷ XVIII) rất trọng dụng. Cuộc đời, sự […]

LÃO TƯỚNG ĐINH LIỆT.

Lão tướng Đinh Liệt: công thần phò tá 4 đời vua Lê, 70 tuổi vẫn cầm quân đại phá Chăm Pa Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, ông từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh […]

Thư mời tài trợ …!

THƯ MỜI TÀI TRỢ – KGB GOLF GROUP – MÙA GIẢI KGB TOURNAMENT 2023-2024 Kính gửi : Quý Đối Tác ! Lời đầu tiên, xin phép cho tôi được thay mặt hơn 2000 golfer thành viên của KGB Golf Group xin gửi tới quý đối tác lời chào, lời cảm ơn sâu sắc vì đã luôn […]

SỬ SÁCH TRUNG QUỐC ĐÃ KHIẾP SỢ NHƯ THẾ NÀO KHI NHẮC VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ NƯỚC VIỆT

Dẫu là phận nữ nhi nhưng khi phất cao cờ nghĩa chống lại sự đô hộ hà khắc của các chế độ phong kiến Phương Bắc thì họ luôn được các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Những cuộc khởi nghĩa của các vị tuy nhanh chóng bị dập tắt nhưng đã khiến cho những […]