BÍ ẨN CÁI CHẾT CỦA CÔNG CHÚA QUÊN THÂN CỨU NHÀ TRẦN.

Công chúa là con gái út của Trần Thánh Tông, em gái vua Trần Nhân Tông. Không rõ năm sinh và năm mất của bà. Hầu hết các sử sách đều chép bà là công chúa An Tư, duy chỉ có sách Việt sử tiêu án chép là công chúa Thiên Tư. Nói về công chúa An Tư, sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi ngắn gọn: “Vua Trần sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy”.
Vì nước chấp nhận gian nan
Ngày ấy, vào đầu tháng 2 năm Ất Dậu (1285), sau nhiều lần vua Nguyên Hốt Tất Liệt sai sứ sang buộc vua Trần phải sang chầu, nếu vì lý do chính đáng nào đó không sang chầu được thì phải đưa vàng bạc châu báu sang thay và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo tay, mỗi hạng 2 người. Yêu sách của vua Nguyên không được vua Trần đáp ứng, vì thế vua Nguyên phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, sai Thái tử Thoát Hoan đem đại binh đánh tới Gia Lâm, vây hãm kinh thành Thăng Long, khiến Thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông phải di tản chiến lược bằng thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc, nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra.
Ngày 9/3/1285, thủy quân giặc Nguyên bao vây Tam Trĩ, suýt bắt được 2 vua Trần, trong khi tướng Trần Bình Trọng lại lâm trận, dũng cảm hy sinh ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế giặc mạnh và tấn công như vũ bão, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Nhượng và Hoàng thân Trần ích Tắc… mang gia quyến chạy sang trại giặc. Bấy giờ tướng Trần Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc nhưng không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu phản công, kế sách đối phó hữu hiệu nhất là “Mỹ nhân kế”.
Bởi vậy, vua Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến sắc đẹp tài hoa tuyệt vời của người con gái út yêu quý của mình là công chúa An Tư. Vì nước, vì hiếu nghĩa, công chúa An Tư vâng lệnh vua cha và vua anh dũng cảm đi vào trận chiến chỉ có một mình, không một thanh gươm, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng đành chấp nhận gian nan tủi nhục, kể cả cái chết.
Công chúa An Tư sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, cũng còn là một người nội gián. Ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được những gì, cả bí mật bao trùm khó ai hiểu biết. Nhưng có điều chắc chắn là kể từ tháng tư năm 1285, sau khi An Tư chung sống bên cạnh tướng giặc Thoát Hoan, có lẽ vì những bí mật quân sự của giặc đã được tiết lộ qua An Tư và cũng vì đắm say nhan sắc của An Tư, tạo cơ hội cho quân nhà Trần bắt đầu phản công hầu khắp các mặt trận khiến cho quân giặc Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua bên kia biên giới. Không rõ trong các cuộc hỗn chiến ấy, việc sống chết của công chúa An Tư thế nào?
Sau chiến thắng, các vua Trần làm lễ tế cáo tại lăng miếu, khen thưởng các công thần, truy phong các tướng lĩnh, nhưng không hề nhắc đến công chúa An Tư. Như vậy công chúa còn sống hay đã chết trong đám loạn quân? Hay nàng đã được mang về phương Bắc?
Tại sách An Nam chí lược của Lê Tắc (Trắc) một thuộc hạ của Trần Ích Tắc và Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong có chép rằng: “Trước Thái tử (Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con…”. Phải chăng người con gái họ Trần này là An Tư? Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định định điều ấy, nhưng dù triều Trần và sử sách có quên sự cống hiến của nàng cho đất nước và dân tộc thời chống ngoại xâm thì các thế hệ muôn đời sau vẫn mãi mãi dành cho nàng chỗ đứng kính trọng và thương cảm trong lòng dân tộc. Khoảng trống lịch sử đó sẽ được lấp đầy bằng tình cảm tôn kính của các thế hệ mai sau.
Nguồn:Dân Việt.

Bài viết liên quan

Họ Hoàng- Huỳnh(黃) Họ Hoàng (tên gọi được ghép bằng bốn chữ: Nhất, Bát, Thảo, Điền đem sắp xếp gọn lại mà thành 一入廿田。黃). Họ Hoàng là dòng họ lâu đời nhất của Trung Quốc, có từ thuở hồng hoang. Do loạn phương bắc, dòng họ di chuyển đến tập trung ở nam sông Dương […]

QUẬN CÔNG HOÀNG NGŨ PHÚC.

Quận Công Hoàng Ngũ Phúc: vị lão tướng – hoạn quan – đã từng đánh bại cả chúa Nguyễn và Tây Sơn ở tuổi 63 Hoàng Ngũ Phúc (Hoàng Đình Việp) sinh năm 1713. Ông có nhiều công lao nên được triều đình Lê – Trịnh (thế kỷ XVIII) rất trọng dụng. Cuộc đời, sự […]

LÃO TƯỚNG ĐINH LIỆT.

Lão tướng Đinh Liệt: công thần phò tá 4 đời vua Lê, 70 tuổi vẫn cầm quân đại phá Chăm Pa Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, ông từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh […]

Thư mời tài trợ …!

THƯ MỜI TÀI TRỢ – KGB GOLF GROUP – MÙA GIẢI KGB TOURNAMENT 2023-2024 Kính gửi : Quý Đối Tác ! Lời đầu tiên, xin phép cho tôi được thay mặt hơn 2000 golfer thành viên của KGB Golf Group xin gửi tới quý đối tác lời chào, lời cảm ơn sâu sắc vì đã luôn […]

SỬ SÁCH TRUNG QUỐC ĐÃ KHIẾP SỢ NHƯ THẾ NÀO KHI NHẮC VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ NƯỚC VIỆT

Dẫu là phận nữ nhi nhưng khi phất cao cờ nghĩa chống lại sự đô hộ hà khắc của các chế độ phong kiến Phương Bắc thì họ luôn được các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Những cuộc khởi nghĩa của các vị tuy nhanh chóng bị dập tắt nhưng đã khiến cho những […]