9 ĐỜI CHÚA NGUYỄN

1/ Chúa NGUYỄN HOÀNG (1558-1613), gọi là Tiên vương – truy phong Gia Dũ Hoàng đế .
Đời chúa đầu tiên này còn nhận sắc phong của vua Lê ngoài Thăng Long; nhận việc bổ nhiệm quan lại địa phương từ triều đình Thăng Long, và nộp thuế cống cho vua Lê.
2/ Chúa NGUYỄN PHƯỚC NGUYÊN (1613-1635), gọi là Sãi vương ,truy phong Hiếu Văn Hoàng đế 孝文皇帝
Năm 1614, Sãi vương (chúa Nguyễn Phước Nguyên) quyết định bãi bỏ thiết chế quân sự của nhà Hậu Lê (Lê Trung Hưng). Tiếp đó, trong năm 1615, ông tổ chức lại bộ máy hành chánh. (14)
Năm 1620, chúa Nguyễn Phước Nguyên chấm dứt nộp thuế cống cho triều đình Thăng Long; không nhận những quan chức do Thăng Long bổ nhiệm.
Năm 1627, chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Sự kiện này đánh dấu việc tuyệt giao giữa chúa Nguyễn với chúa Trịnh, mỗi chúa hùng cứ một phương.
Chỉ vài năm sau đó, 1630, chúa Nguyễn Phước Nguyên trả lại toàn bộ sắc phong cho vua Lê (5). Như vậy, kể từ năm 1630 (dưới đời chúa Nguyễn thứ 2) trở đi, không còn là “tôi thần” để nhận lệnh từ nhà Lê, vì đã từ bỏ sắc phong của triều đình Thăng Long. Đàng Trong chính thức trở thành một xứ sở tự chủ (16)
3/ Chúa NGUYỄN PHƯỚC LAN (1635-1648), gọi là Thượng vương −truy phong Hiếu Chiêu Hoàng đế 昭皇帝.
4/ Chúa NGUYỄN PHƯỚC TẦN (1648-1687), gọi là Hiền vương ,truy phong Hiếu Triết Hoàng đế 皇帝.
5/ Chúa NGUYỄN PHƯỚC THÁI (1687-1691), gọi là Nghĩa vương – truy phong Hiếu Nghĩa Hoàng đế 孝義皇帝.
6/ Chúa NGUYỄN PHƯỚC CHÂU (1691-1725),
gọi là Minh vương , truy phong Hiếu Minh Hoàng đế 明皇帝.
7/ Chúa NGUYỄN PHƯỚC CHÚ (1725-1738; cách đọc khác là “THỤ”), gọi là Ninh vương , truy phong Hiếu Ninh Hoàng đế
8/ Chúa NGUYỄN PHƯỚC KHOÁT (1738-1765),
gọi là Võ vương ,truy phong Hiếu Võ Hoàng đế
9/ Chúa NGUYỄN PHƯỚC THUẦN (1765-1775),
gọi là Định vương, truy phong Hiếu Định Hoàng đế 定皇帝.
Triều đình Phú Xuân sụp đổ năm 1774, đánh dấu thời đại các chúa Nguyễn (9 đời) kết thúc.
NGUYỄN PHƯỚC ÁNH (1762-1820) thường gọi Nguyễn Ánh, là cháu nội của chúa Nguyễn Phước Khoát (đời thứ 😎, chạy vào Gia Định. Sau này khởi nghiệp xưng là Nguyễn vương – (không còn gọi là “chúa Nguyễn”). Khi hợp nhứt đất nước, năm 1802 Nguyễn vương lên ngôi, niên hiệu là Gia Long Hoàng Đế.
Trích từ tác phẩm VỌNG của Nhà xuất bản Đồng Nai.
Tác Giả: VIỆT THƯ-DƯƠNG KIỀU.
————
14. Vương phả Nguyễn Phước tộc, Gia tộc Nguyễn Phước ấn hành, 2006.
15. Quốc sử triều Nguyễn: Đại Nam thực lục,T1.

Bài viết liên quan

Họ Hoàng- Huỳnh(黃) Họ Hoàng (tên gọi được ghép bằng bốn chữ: Nhất, Bát, Thảo, Điền đem sắp xếp gọn lại mà thành 一入廿田。黃). Họ Hoàng là dòng họ lâu đời nhất của Trung Quốc, có từ thuở hồng hoang. Do loạn phương bắc, dòng họ di chuyển đến tập trung ở nam sông Dương […]

QUẬN CÔNG HOÀNG NGŨ PHÚC.

Quận Công Hoàng Ngũ Phúc: vị lão tướng – hoạn quan – đã từng đánh bại cả chúa Nguyễn và Tây Sơn ở tuổi 63 Hoàng Ngũ Phúc (Hoàng Đình Việp) sinh năm 1713. Ông có nhiều công lao nên được triều đình Lê – Trịnh (thế kỷ XVIII) rất trọng dụng. Cuộc đời, sự […]

LÃO TƯỚNG ĐINH LIỆT.

Lão tướng Đinh Liệt: công thần phò tá 4 đời vua Lê, 70 tuổi vẫn cầm quân đại phá Chăm Pa Đinh Liệt là vị danh tướng khai quốc thời Lê sơ, ông từng tham gia hội thề Lũng Nhai, làm quan trụ cột qua bốn đời vua, góp công lớn giúp Giang Sơn thịnh […]

Thư mời tài trợ …!

THƯ MỜI TÀI TRỢ – KGB GOLF GROUP – MÙA GIẢI KGB TOURNAMENT 2023-2024 Kính gửi : Quý Đối Tác ! Lời đầu tiên, xin phép cho tôi được thay mặt hơn 2000 golfer thành viên của KGB Golf Group xin gửi tới quý đối tác lời chào, lời cảm ơn sâu sắc vì đã luôn […]

SỬ SÁCH TRUNG QUỐC ĐÃ KHIẾP SỢ NHƯ THẾ NÀO KHI NHẮC VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ NƯỚC VIỆT

Dẫu là phận nữ nhi nhưng khi phất cao cờ nghĩa chống lại sự đô hộ hà khắc của các chế độ phong kiến Phương Bắc thì họ luôn được các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Những cuộc khởi nghĩa của các vị tuy nhanh chóng bị dập tắt nhưng đã khiến cho những […]